ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH Số: /KH-UBND | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nam Định, ngày tháng 4 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện đợt cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra an toàn về PCCC
đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
Thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ (PCCC và CNCH); Căn cứ Điện số 106 ĐK/HT ngày 06/4/2021 và Kế
hoạch số 151/KH-BCA-C07 ngày 12/4/2021 của Bộ Công an về mở đợt cao
điểm tuyên truyền, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại khu dân
cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, UBND tỉnh Nam Định
xây dựng kế hoạch triển khai, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, kiến thức pháp luật về PCCC đến chủ
hộ gia đình và người dân sinh sống, làm việc tại khu dân cư nhằm nâng cao nhận
thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật về PCCC, kỹ năng thoát nạn, sử dụng
phương tiện chữa cháy để kịp thời xử lý các tình huống cháy, nổ khi mới phát
sinh, kiềm chế tối đa số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
2. Kiểm tra, phát hiện và hướng dẫn duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn
PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh theo
phân cấp quản lý; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về PCCC theo quy định.
3. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn phải đa dạng về hình thức, rõ ràng, cụ
thể về nội dung, phù hợp với thực tế trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về PCCC để người dân dễ hiểu, dễ nhớ và thực hiện tốt.
4. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC phải bảo đảm khách quan,
toàn diện, tuân thủ các quy định của pháp luật về PCCC, không làm ảnh hưởng
đến hoạt động bình thường của người dân.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN
1. Đối tượng: Chủ hộ gia đình và người dân sinh sống, làm việc tại khu
dân cư; hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
2. Thời gian: Từ ngày 20/4/2021 đến ngày 30/09/2021.
III. HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, KIỀM TRA
1. Công tác tuyên truyền
1.1. Hình thức: Tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến người dân trong khu dân
cư; lồng ghép trong các buổi họp, sinh hoạt của chi bộ, tổ dân phố, thôn xóm,
đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội tại khu dân cư; in phát tờ rơi, băng rôn; loa phát 2
thanh của xã, phường, thị trấn, phát thanh lưu động; trên các phương tiện thông
tin đại chúng; trang thông tin điện tử, mạng xã hội; gửi tin nhắn (sms) đến số điện
thoại của người dân.
1.2. Nội dung:
- Tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật về PCCC (trách
nhiệm của chủ hộ gia đình, người dân; các biện pháp phòng cháy, chữa cháy;
các hành vi bị nghiêm cấm, hành vi vi phạm phải bị xử lý theo quy định);
- Các nguyên nhân, nguy cơ dẫn đến cháy, nổ; các vụ cháy điển hình gây
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; kiến thức cơ bản về PCCC; việc quản
lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị có khả năng
sinh lửa, sinh nhiệt và biện pháp xử lý khi xảy ra cháy, nổ tại hộ gia đình; kỹ
(Theo Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này).
2. Công tác kiểm tra
2.1. Hình thức: Thành lập các đoàn liên ngành (thành phần gồm Cảnh sát
PCCC và CNCH, đại diện UBND cấp xã, đơn vị quản lý trật tự xây dựng đô thị,
điện lực, Cảnh sát khu vực, Công an xã chính quy) tổ chức kiểm tra, kết hợp
tuyên truyền, hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC tại các hộ gia
đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
Kết thúc kiểm tra, lập biên bản theo mẫu số PC10 và yêu cầu chủ hộ gia
đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC.
2.2. Nội dung:
- Đối với nhà ở hộ gia đình: Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, cá nhân và các
điều kiện an toàn về PCCC quy định tại khoản 1, Điều 7, Nghị định số
136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (Nghị định số
136/2020/NĐ-CP).
- Đối với nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh: Trách nhiệm của chủ hộ
gia đình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở hoạt động trong phạm vi ngôi
nhà và các điều kiện an toàn về PCCC quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 7,
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
(Theo Phụ lục II, III, IV kèm theo Kế hoạch này)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an tỉnh
1.1 ChỦ trì, phối hợp các ngành chức năng, cơ quan thông tin truyền thông
đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCC, xây dựng các tin, bài, phóng sự,
chuyên mục, hướng dẫn tổ chức các hoạt động PCCC tại khu dân cư. Tổ chức 3
các lớp huấn luyện nâng cao kỹ năng PCCC, thoát nạn, thoát hiểm cho nhân dân
khi có cháy xảy ra tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
1.2 Phân công cán bộ có năng lực chuyên môn tham gia các đoàn liên
ngành của các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra công tác PCCC đối với khu
dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, phát hiện hướng dẫn,
yêu cầu cam kết khắc phục những tồn tại, thiếu sót, nguy cơ gây cháy, nổ.
1.3 Rà soát các dự án quy hoạch đô thị, khu dân cư, công trình thuộc diện
phải thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC trước khi đưa vào hoạt động, đảm
bảo điều kiện an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC và CNCH, nhất là hạ
tầng cơ sở như: đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, hệ thống điện,
lối thoát nạn, thoát hiểm…
1.4 Tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH kịp thời hiệu quả;
phối hợp hướng dẫn tổ chức diễn tập các phương án xử lý tình huống cháy tại các
khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
1.5 Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan theo dõi, đôn đốc,
hướng dẫn thực hiện kế hoạch này; tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Công an,
UBND tỉnh, Ban chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch,
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định
2. 1 Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối
hợp với Công an tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông tăng cường
công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng
về PCCC, nhất là tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh
doanh.
2.2 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định chủ động xây dựng
kế hoạch thông tin, tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin bài tuyên truyền về
công tác PCCC. Phối hợp với Công an tỉnh xây dựng các tin, bài, phóng sự,
chuyên mục, tiểu phẩm, clip tuyên truyền về hoạt động PCCC tại khu dân cư, hộ
gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn phòng ngừa cháy nổ,
biện pháp an toàn (sử dụng gas, điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt); cảnh báo về cháy,
nổ, tai nạn, sự cố; thông tin về các vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng,
cháy điển hình đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân
theo dõi và tự giác thực hiện.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên
Phối hợp với lực lượng Công an và các ngành chức năng tăng cường công tác
tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác
PCCC tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; xây
dựng và nhân rộng các mô hình an toàn PCCC tại các khu dân cư.4
4. UBND các huyện, thành phố
4.1 Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND tỉnh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện nội dung
kế hoạch này, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra.
4.2 Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các
xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về PCCC, nhất là tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh để nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp
luật về PCCC của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trên địa bàn.
4.3 Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nâng
cao kỹ năng PCCC, thoát nạn, thoát hiểm cho nhân dân khi có cháy xảy ra tại hộ
gia đình.
4.4 Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành các cấp tăng cường kiểm tra,
tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC,
chú trọng kiểm tra: Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, cơ sở; chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ; việc chủ động
phòng ngừa, ngăn chặn cháy lớn, kịp thời phát hiện cháy từ ban đầu và chấn
chỉnh, khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong phòng ngừa cháy nổ, tai nạn, sự
cố. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về PCCC tại địa bàn quản
lý.
4.5 Tổng hợp tình hình, kết quả triển khai thực hiện báo cáo UBND tỉnh
(qua Công an tỉnh) trước ngày 15 hàng tháng để theo dõi, tổng hợp.
Căn cứ các nội dung nêu trong Kế hoạch, các Sở ngành, đoàn thể liên quan,