Thủ tục nhập khẩu máy in và linh kiện máy in

Thứ hai - 27/12/2021 03:32
Máy in được nhập khẩu từ rất nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản … Nhưng thủ tục nhập khẩu máy in thì lại giống nhau về quy trình, hồ sơ và mã hs.
MÃ HS MÁY IN
Máy in có rất nhiều loại khác nhau, nên để tra cứu được mã hs của máy in thì cần phải kiểm tra theo từng loại cụ thể. Quý vị có thể tham khảo mã hs máy in tại tiểu mục: 8443 trên biểu thuế xuất nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu máy in sẽ có hai loại: Một là, thuế nhập khẩu tính theo mã hs tùy thuộc vào mã hs máy in mà quý vị áp sẽ có thuế nhập khẩu khác nhau; Hai là, thuế GTGT nhập khẩu thuế này là 10%.

Khi làm thủ tục nhập khẩu máy in thì bước quan trọng nhất là tra mã hs máy in. Bởi vì, khi có mã hs thì có thể biết được chính sách nhập khẩu của máy in, thuế nhập khẩu của máy in và loại máy in đó có cần xin giấy phép hay không cần xin giấy phép nhập khẩu máy in.

BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU MÁY IN GỒM NHỮNG CHỨNG TỪ SAU -Tờ khai hải quan -Hóa đơn thương mại (commercial invoice) -Vận đơn đường biển (Bill of lading) -Danh sách đóng gói (Packing list) -Hợp đồng thương mại (Sale contract) -Giấy phép nhập khẩu máy in -Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có -Catalog (nếu có) Trong bộ hồ sơ nhập khẩu máy in ngoài những chứng từ quan trọng như: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy phép nhập khẩu thì tất cả các chứng từ khác không thực sự quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu máy in.

Tuy nhiên, những chứng từ trong bộ hồ sơ nhập khẩu máy in có thể được hải quan yêu cầu. Mục đích xác định mã hs máy in, thuế nhập khẩu máy in, và giấy phép nhập khẩu máy in.
nhap khau may in
Nhãn


QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY IN
Máy in là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện theo Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2021. Nhập khẩu máy in phải có giấy phép nên quy trình nhập khẩu máy in sẽ khác những hàng hóa thông thường. Khi làm thủ tục nhập khẩu máy in thì có thể tiến hành các bước trước sau tuy hoàn cảnh. Door to Door Việt xin được giới thiệu quy trình nhập khẩu máy in sẽ theo các bước sau: Xin giấy phép nhập khẩu máy in Máy in được xin giấy phép nhập khẩu cho từng máy in cụ thể. Những loại máy in sau phải xin giấy phép nhập khẩu:

Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in; Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa); Máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in; Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in sẽ tiến hành trên trang một cửa quốc gia vnsw.gov.vn.

CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY IN
Sau khi có giấy phép nhập khẩu thì sẽ tiến hành làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của luật Hải quan như các mặt hàng khác. Các bước làm thủ tục nhập khẩu máy in như sau:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu máy in, hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs code máy in. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu máy in cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY IN
Các đối tượng được phép nhập khẩu máy in gồm: Cơ sở in; doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ. Giấy phép nhập khẩu máy in sẽ cấp cho từng máy cụ thể theo mã số định danh của máy in. Đối với linh kiện nhập khẩu thì không cần xin giấy phép. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY IN GỒM: Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2021 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 Quyết định 2479/QĐ-BTTTT ngày 29/12/2017 Thông tư 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/06/2015 Còn có rất nhiều văn bản pháp luật khác, từ các cơ quan khác có liên quan. Tùy nhiên, chúng tôi chỉ giới thiệu một số văn bản chính trên đây.

Khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ có rất nhiều văn bản quy định khác nữa, tùy thuộc vào loại máy in mà quý vị muốn nhập khẩu. Quý vị có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Trên đây là bài viết làm rõ về thủ tục nhập khẩu máy in, mã hs máy in, thuế nhập khẩu máy in, quy trình nhập khẩu máy in và xin giấy phép nhập khẩu máy in. Bài viết dựa trên kinh nghiệm thực tế nhập khẩu máy in cho khách hàng của Door to Door Việt. Mọi thắc mắc đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của công ty chúng tôi.

Thông tin liên hệ: Em Anna Nguyen (Mobil/zalo): 0353155958 - email: sale01@doortodoorviet.com

Tác giả: Anna Nguyen

Nguồn tin: doortodoorviet.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về DEALNOW.VN

DEALNOW.vn là website hàng đầu về cung cấp các phiếu giảm giá nhà hàng, ăn uống, spa làm đẹp, du lịch và các sản phẩm thời trang, gia dụng. DEALNOW.vn là một sản phẩm trực thuộc T-M Com – doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam với website bán lẻ sách trực...

Đăng Nhập tự đăng bài nhanh hơn!
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi